Niềng răng ăn mì được không là câu hỏi của nhiều khách hàng khi đến với nha khoa Nhân Tâm
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề ăn uống, đặc biệt là khi niềng răng ăn mì được không vẫn là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Sau đây hãy cùng Nha khoa Nhân Tâm theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ hơn nhé.
Thực tế niềng răng hiện nay
Thực tế niềng răng hiện nay được xem là một trong những phương pháp chỉnh hình nha khoa phổ biến nhất.
Cụ thể, niềng răng là hoạt động sắp xếp, di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm dưới lực tác động từ các khí cụ mắc cài, dây cung… Phương pháp này được áp dụng nhiều trong việc khắc phục tình trạng răng hô, móm, lệch lạc hoặc trường hợp răng bị sai lệch khớp cắn, người mắc các bệnh lý hay tai biến làm sai khớp cắn, xương hàm gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Một cuộc niềng răng tốt sẽ mang lại cho khách hàng một vẻ ngoài như ý, hạn chế các bệnh răng miệng không mong muốn, cải thiện chức năng nhai thức ăn được dễ dàng hơn.
Niềng răng loại nào được ưa chuộng nhất?
Niềng răng loại nào được ưa chuộng là câu hỏi của nhiều khách hàng khi đến với Nha khoa Nhân Tâm. Hiện nay, có khá nhiều loại niềng răng được sử dụng trên thị trường, trong đó, một số loại phổ biến nhất là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự khóa và niềng răng không mắc cài Invisalign.
Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có thế mạnh và hạn chế riêng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể căn cứ vào một số vấn đề cơ bản như tình trạng răng miệng hiện tại, mong muốn về thẩm mỹ khi đeo niềng hay tình trạng kinh tế của bản thân để quyết định nên lựa chọn giải pháp chỉnh nha nào. Ví dụ, nếu hàm răng của bạn lệch lạc, khấp khểnh nhiều thì nên lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài thay vì niềng răng bằng khay niềng Invisalign. Nếu bạn muốn trong thời gian đeo niềng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ thì nên lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài, niềng răng không mắc cài. Nếu thu nhập của bạn ở mức trung bình thì có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại, còn nếu điều kiện kinh tế khá hơn thì có thể lựa chọn các phương pháp niềng răng khác.
Thực tế niềng răng hiện nay được xem là một trong những phương pháp chỉnh hình nha khoa phổ biến nhất
Niềng răng ăn mì được không?
Thời gian đầu khi mới niềng răng, bạn sẽ có cảm giác cộm cấn khi mắc cài vướng víu, đau xót khi nói chuyện, ăn uống do bộ khí cụ cọ xát vào má trong, nướu và lưỡi. Đặc biệt, lực căng kéo bắt đầu tác động lên răng và hàm có thể tạo nên cảm giác ê buốt, đau nhức. Nhưng bạn yên tâm vì cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau vài ngày.
Thời gian đầu này thật sự không đơn giản với nhiều người. Mọi hoạt động ăn uống đều phải đặc biệt lưu ý vì hoạt động ăn nhai và việc vệ sinh răng sau khi ăn cũng trở nên khó khăn hơn trước. Sau đây là một số lời khuyên khi bạn có nhu cầu niềng răng tại Nha khoa Nhân Tâm.
Đầu tiên, bạn chỉ nên sử dụng các loại thức ăn mềm lỏng như cháo, súp, cơm mềm, các loại trái cây, trứng, sữa… để bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động và sinh hoạt hằng ngày. Tránh sử dụng các thực phẩm dai, cứng vì chúng có thể làm lệch móc cài, gây đau. Các loại đồ uống thức ăn tạo màu, dễ bám dính cũng cần nên tránh vì chúng gây khó khăn trong khâu vệ sinh, nếu làm sạch không tốt các vấn đề răng miệng có thể xảy ra như sâu răng, hôi miệng…
Mì là một loại thực phẩm mềm, dễ ăn, không phải dùng lực nhai nhiều tạo áp lực lên răng, hầu như là đạt các tiêu chí phía trên nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong quá trình đeo mắc cài.
Bạn có thể yên tâm khi thực hiện niềng răng tại nha khoa Nhân Tâm
Niềng răng là giải pháp chỉnh nha hiệu quả mà bạn nên cân nhắc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được những cách ăn uống khi đeo mắc cài niềng răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm. Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa cùng nhiều thành tích lớn nhỏ đã đạt được, chúng tôi tự tin có thể đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ hài lòng nhất.